'Đối phó' với vùng kín mọc nấm
SỨC KHỎE 03:58
Nhiễm nấm âm đạo là một trong những dạng viêm nhiễm vùng kín khá phổ biến.
Nhiễm nấm thường xảy ra với những chị em đang trong kì “nguyệt san”, đang mang thai. (ảnh minh họa)
Nhiễm nấm âm đạo là một trong những dạng viêm nhiễm vùng kín khá phổ biến, do một loại nấm có tên Candida Albican gây ra. Nếu viêm nhiễm lây lan vào sâu trong âm đạo có thể gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm như: viêm nhiễm vùng chậu, làm tắc và viêm ống dẫn trứng, viêm tử cung gây mủ…
Người bị nấm thường cảm thấy ngứa rát “vùng kín”, tiểu rát, ra nhiều khí hư sền sệt như sữa và có mùi chua. Bệnh vẫn có thể phòng ngừa dễ dàng nếu chị em biết cách giữ gìn vệ sinh “vùng kín”.
Bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ khuyên: Với những người đã nhiễm nấm âm đạo, nên đến các cơ sở y tế ngay để được bác sĩ khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Có thể dùng thuốc uống, thuốc đặt hoặc kết hợp với thuốc thoa bên ngoài. Trong quá trình điều trị, nên kiên trì và làm đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh bị tái phát và dẫn đến mãn tính sẽ rất khó điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, cần tránh quan hệ vợ chồng vì điều này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc cũng như gây lây lan cho “đối tác”.
Nhiễm nấm thường xảy ra với những chị em đang trong kì “nguyệt san”, đang mang thai, dùng thuốc kháng sinh nhiều và thường xuyên, đang bị bệnh tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch… Vì ở những trường hợp này, sức đề kháng của cơ thể yếu hoặc môi trường âm đạo dễ thay đổi cộng với nhiệt độ cao, mặc quần áo chật là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
Bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ khuyên: Với những người đã nhiễm nấm âm đạo, nên đến các cơ sở y tế ngay để được bác sĩ khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Có thể dùng thuốc uống, thuốc đặt hoặc kết hợp với thuốc thoa bên ngoài. Trong quá trình điều trị, nên kiên trì và làm đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh bị tái phát và dẫn đến mãn tính sẽ rất khó điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, cần tránh quan hệ vợ chồng vì điều này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc cũng như gây lây lan cho “đối tác”.
Nhiễm nấm thường xảy ra với những chị em đang trong kì “nguyệt san”, đang mang thai, dùng thuốc kháng sinh nhiều và thường xuyên, đang bị bệnh tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch… Vì ở những trường hợp này, sức đề kháng của cơ thể yếu hoặc môi trường âm đạo dễ thay đổi cộng với nhiệt độ cao, mặc quần áo chật là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
Nhiễm nấm thường xảy ra với những chị em đang trong kì “nguyệt san”, đang mang thai. (ảnh minh họa)
Do đó, trong những ngày “nguyệt san” chị em nên tránh ngâm nước lâu, vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, khô thoáng, nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh bên ngoài. Đối với những phụ nữ sức đề kháng yếu hoặc giảm nội tiết tố khi đến tuổi mãn kinh, cần cung cấp đủ các dưỡng chất nhất là những loại thực phẩm như đậu nành, đậu hũ…, và bổ sung thêm canxi.
Những trường hợp khác hoặc không phải trong kì kinh, phụ nữ cũng cần hết sức chú ý giữ vệ sinh “vùng kín” nhằm hạn chế tối đa “nấm mọc chỗ ấy”. Cụ thể: đảm bảo “vùng kín” sạch sẽ, khô thoáng sau mỗi lần tiểu tiện hoặc sau khi tắm với khăn hoặc giấy mềm không màu, không có chất khử mùi...; không mặc quần áo quá chật, nhất là ngày hè nóng; nên chọn loại quần lót chất liệu cotton dễ thoáng khí hơn; hạn chế ngâm mình trong nước quá lâu…
Khi chọn mua dung dịch vệ sinh phụ nữ, phải xem kĩ nhãn mác ghi trên chai, tránh các loại có tính sát trùng, sát khuẩn, không nên chọn dạng phun hoặc xịt trực tiếp mà chọn loại pha loãng để rửa bên ngoài âm đạo.
Ngoài những biện pháp phòng ngừa trên, chị em phụ nữ cũng cần chú ý những biểu hiện khác thường ở “vùng kín”, đồng thời cần có kế hoạch khám định kì để tầm soát bệnh tốt nhất.
Những trường hợp khác hoặc không phải trong kì kinh, phụ nữ cũng cần hết sức chú ý giữ vệ sinh “vùng kín” nhằm hạn chế tối đa “nấm mọc chỗ ấy”. Cụ thể: đảm bảo “vùng kín” sạch sẽ, khô thoáng sau mỗi lần tiểu tiện hoặc sau khi tắm với khăn hoặc giấy mềm không màu, không có chất khử mùi...; không mặc quần áo quá chật, nhất là ngày hè nóng; nên chọn loại quần lót chất liệu cotton dễ thoáng khí hơn; hạn chế ngâm mình trong nước quá lâu…
Khi chọn mua dung dịch vệ sinh phụ nữ, phải xem kĩ nhãn mác ghi trên chai, tránh các loại có tính sát trùng, sát khuẩn, không nên chọn dạng phun hoặc xịt trực tiếp mà chọn loại pha loãng để rửa bên ngoài âm đạo.
Ngoài những biện pháp phòng ngừa trên, chị em phụ nữ cũng cần chú ý những biểu hiện khác thường ở “vùng kín”, đồng thời cần có kế hoạch khám định kì để tầm soát bệnh tốt nhất.